Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Sử dụng NetOpSchool trong dạy học

anh Quang ơi, nếu gv không nhìn thấy máy hs được thì làm sao?
Có thể bạn đã gặp một trong:
1. Có thể việc khai báo địa chỉ IP của máy con không chính xác, bạn kiểm tra lại địa chỉ IP, nếu WINDOWS nhìn thấy được thì Netop cũng nhận ra.
2. Tại máy con bạn chọn lớp học không đúng với lớp của máy giáo viên. Bạn xem lại có đặt trùng tên máy học sinh không.
3. Có nhiều học sinh thoát khỏi chương trình này. Bạn nên dùng mật khẩu và sau khi cài hoàn chỉnh nên đóng băng máy học sinh để khỏi điều chỉnh.
4. Netop Shool version 3.0 vẫn thường gặp trường hợp như thế này. Bạn cài Version 5.0 trở lên thì sẽ cải thiện tình hình.
5. Việc sử dụng key cài đặt giữa các máy con phải thống nhất, nếu bạn cài các key khác nhau sẽ cũng gặp trường hợp trên. Nên sử dụng một bản cài đặt với một key cho giáo viên và một key cho toàn bộ máy học sinh.



Theo mình hiểu thì băng thông được dịch từ "Bandwidth" là một thuật ngữ máy tính tiếng Anh. Nó là cái độ rộng, cái dải băng tần. Nói nôm na nó dạng băng tần. Ví dụ con đường là băng thông, phương tiện tham gia giao thông trên đường là máy tính, vậy thì lượng xe càng đông thì dễ tắt nghẽn giao thông. Do đó khi dùng NetopSchool thì mình khuyên thầy cô nên rút đường link mạng để khỏi chiếm đường truyền. Tóm lại NetopSchool dùng kết nối càng ít máy con thì càng ít trục trặc. Cám ơn thầy/cô đã quan tâm!

Bản thân tôi dùng Netop School kết hợp dùng Deep Freezer. Sự áp dụng này rất hiệu quả bởi:
1. Học sinh có thể thực hiện các lệnh của Windows (Setting) thoải mái mà giáo viên chẳng lo lắng gì vì tắt máy rồi nó lại như mới...
2. Dùng Netop Shool để quản lý thì quá tốt (theo bản thân). Nếu chạy Netop Shool ở chế độ ẩn thì bản thân học sinh sẽ không biết là mình bị quản lý.
3. Rất ít học sinh có thể gỡ bỏ Deep Freezer, rất ít thôi và những học sinh rành CNTT như thế này thì trong trường chỉ đếm trên đầu ngón tay và giáo viên có thể điểm mặt em nào để có thể mời nó ... giúp chúng ta quản lý tốt hơn.
Chúc các thầy cô quản lý phòng máy tốt.

BÀI I.        KHỞI ĐỘNG

NetOp là phần mềm thường dùng cài đặt trên các máy tính trong lớp học, cho phép các máy tính có thể chia sẻ màn hình.
Điều đó có nghĩa là bạn có thể cho tất cả học sinh trong lớp nhìn thấy những gì có trên màn hình của bạn, hoặc bạn có thể cho cả lớp xem bài làm của một học sinh nào đó trong lớp.
Để bắt đầu, bạn phải chắc chắn là bạn ngồi trước manh hình máy tính của Giáo viên. Vì chỉ có duy nhất một máy tính có chứa mođul điều khiển, gọi là Teacher modul.
Hãy nháy đúp vào biểu tượng NetOp Teacher trên Desktop. Thao tác này sẽ khởi động NetOp School mođul.
Khi chương trình đã được khởi động, bạn ở trong chế độ màn hình mặc định là “Detail View”, tức là nhìn chi tiết. Bạn sẽ thấy trong đó danh sách tất cả các học sinh (hoặc các máy tính) đã kết nối và đã đăng nhập vào hệ thống, cũng như có thể sử dụng các thanh công cụ, nút công cụ cho phép khai thác rất nhiều chức năng của chương trình.
Hình 1: Biểu tượng của NetOp Teacher trên Desktop

BÀI II.       CƠ BẢN VỀ DEMO (“QUẢNG BÁ” MÀN HÌNH):

Hình 2: Cửa sổ NetOp trong chế độ nhìn chi tiết (Detail View)
Bạn có thể cho tất cả học sinh xem màn hình của bạn. Điều này rất có lợi nếu bạn muốn chỉ dẫn cho học sinh thực hiện một số thao tác, hoặc muốn chỉ cho cả lớp xem một trang WEB nào đó.
Để làm điều đó, bạn phải chắc chắn rằng tất cả học sinh trong danh sách đã được chọn. Trong chế độ “Detail View”, bạn chỉ cần nhấn Ctrl-A để thực hiện lệnh “Select All”. Nếu không thì chỉ có một hoặc một số học sinh đang được chọn có thể nhìn thấy màn trình diễn của bạn.
Hình 3: Nút Demonstrate trên thanh công cụ
Click vào nút Demonstrate. Lệnh này sẽ quảng bá màn hình của bạn tới từng máy của học sinh. Trong chế độ này, theo mặc định, màn hình của bạn sẽ bao phủ toàn bộ màn hình của học sinh. Học sinh sẽ nhìn thấy tất cả những gì đang diễn ra trên màn hình của bạn, nhưng không thể thực hiện được các thao tác chuột và bàn phím (có nghĩa là chỉ ngồi yên và xem).
Để kết thúc màn trình diễn, nháy chuột vào nút “End Session” trong bảng điều khiển mới xuất hiện ở góc phải phía dưới của màn hình.
Hình 4: Nút End Session trên bảng điều khiển

BÀI III.     DEMO NÂNG CAO

Bạn có rất nhiều tùy chọn, cả trước và sau khi thực hiện lệnh “Demonstrate”. Nháy chuột vào mũi tên ngay cạnh nút “Demonstrate”, bạn sẽ thấy một bảng các tùy chọn.
 
Hình 5: Các tùy chọn của lệnh Demonstrate

A.  TOÀN MÀN HÌNH (ENTIRE DESKTOP)

Quảng bá toàn bộ màn hình của bạn tới màn hình của học sinh.

B.  LỰA CHỌN VÙNG CỬA SỔ NỀN (SELECT DESKTOP AREA)

Chỉ quảng bá pột phần màn hình của bạn tới màn hình của học sinh.

C.  TỆP NGHE NHÌN (MEDIA FILE)

Quảng bá một chương trình nghe nhìn đang chạy trên máy tính của bạn tới máy tính của học sinh.

D. TỆP NGHE NHÌN TRÊN WEB (MEDIA FILE ON THE WEB)

Cho phép quảng bá một tệp nghe nhìn trên nền Web đang mở trên máy bạn tới màn hình của học sinh.

E.  THU (RECORDING)

Sẽ thu lại phiên làm việc của học sinh như thể đang diễn ra trên máy của bạn.

F.  MÀN HÌNH CHỈ ĐỊNH (SPECIFIC MONITOR)

Cho phép quảng bá màn hình do bạn chọn tới tất cả các màn hình trong lớp.

G. MÀN HÌNH HỌC SINH (STUDENT DESKTOP)

Bạn có thể chọn một màn hình của một học sinh nào đó từ trong danh sách thả xuống và quảng bá tới tất cả các màn hình khác của học sinh.

H. TÙY CHỌN

Cho phép thiết đặt một số thông số mặc định cho lệnh “Demonstrate”.

BÀI IV.    DẶN DÒ – MENU “COMMANDS”

Menu “Commands” rất nhiều uy lực, và vì vậy phải sử dụng nó một cách thận trọng. Nó được bố trí thành các dòng hoặc dưới dạng các nút to nằm trên cửa sổ chính của chương trình NetOp School. Bạn sẽ thấy nó có 4 lựa chọn chính:
Hình 6: Menu Commands
Chỉ cần click vào lựa chọn bất kỳ trong số đó (Loff off, Restart, Shut down) sẽ làm mất tức khắc toàn bộ công việc mà bạn đang thực hiện nhưng chưa kịp ghi lên đĩa. Chú ý là các máy trong phòng học thường bị xóa, bị cài đặt lại bất kỳ lúc nào. Vì vậy, những gì bạn làm cần phải được ghi lên máy chủ lưu trữ hoặc ghi vào đĩa riêng trong quá trình làm việc và trước khi kết thúc phiên làm việc.

BÀI V.      LỰA CHỌN RIGHT-CLICK

Nút “Demonstrate” có lẽ sẽ là nút bạn sẽ dùng nhiều nhất sau này. Song cũng có các lựa chọn khác mà bạn đôi khi phải dùng đến, rất dễ tiếp cận và rất có hiệu quả. Bạn chỉ cần nhấn chuột phải lên biểu tượng của một học sinh (hoặc máy của học sinh) trong danh sách “Detail view” sẽ thấy các lựa chọn này. Đây là những lựa chọn cógiá trị nhất trong công việc quảnlý lớp của bạn.

A.  DEMO THIS STUDENT (DEMO HỌC SINH NÀY)

Lựa chọn này (chỉ sẵn sàng khi tất cả học sinh được chọn) sẽ quảng bá màn hình của học sinh mà bạn đang click phải chuột lên đó.

B.  APPLY ATTENTION ON THIS STUDENT:

Một ghi chú sẽ xuất hiện trên màn hình của học sinh được chọn, dừng lại toàn bộ những gì đang diễn ra trên đó. (Cách rất tốt để cấm học sinh chơi game trong giờ học).

C.  MONITOR THIS STUDENT:

Bạn sẽ thấy cửa sổ của học sinh được chọn trên máy của bạn. Nhưng bạn sẽ không tương tác được với nó. Đây là cách giám sát, theo dõi  học sinh làm bài mà không gây mất tập trung của học sinh.
 
Hình 7: Bảng điều khiển Giám sát học sinh   

D. REMOTE CONTROL THIS STUDENT:

Cửa sổ của học sinh hiện lên trênmáy của bạn, và bạn toàn quyền thao tác trên đó như trên máy của mình vậy. Lưu ý là trong lúc đó, học sinh vẫn có thể làm việc bình thường. Đây là cách rất tốt để thầy và trò cùng làm một bài tập, và thầy chữa cho trò các thao tác sai.

E.  CHAT WITH THIS STUDENT:

Một phiên chát riêng tư, thời gian thực được thiết lập giữa bạn và học sinh được chọn. Đây là cách rất tốt để thầy và trò trao đổi mà không làm ảnh hưởng tới các học sinh khác.

F.  AUDIO CHAT WITH THIS STUDENT:

Thiết lập phiên đàm thoại với học sinh được chọn. Nên áp dụng trong trường hợp thầy và trò làm việc trên mạng, nhưng các máy để trong các phòng riêng. Trao đổi bằng đàm thoại sẽ tiện hơn là bằng cách viết, nhưng không nên áp dụng trong lớp học tập trung.

G. SEND MESSAGE TO THIS STUDENT:

Gửi một thông điệp bằng văn bản tới học sinh đượcchọn. Học sinh nhận thông điệp, nhưng không thể trả lời.

H. COLLECT FILES FROM THIS STUDENT:

Thu bài làm của học sinh. Đây là cách rất  tốt để thực hiện bài thi hoặc kiểm tra trên máy, có ấn định thời gian làm bài. Bạn có thể thu bài đúng giờ, không cần quan tâm học sinh đã làm được bao nhiêu.

I.   DISTRIBUTE FILES TO THIS STUDENT:

Phát bài cho học sinh. Hoặc là đề thi hoặc kiểm tra, học liệu, dữ liệu làm bài, hướng dẫn làm bài v.v… Thực hiện dễ dàng ngay cả khi số học sinh trong lớp rất đông.

BÀI VI.    MONITORING A STUDENT (GIÁM SÁT HỌC SINH)

Click phải chuột lên mục “Monitor this student” sẽ mở ra mộtcửa sổ mới, trong đó bạn có thể nhìn thấy toàn bộ cửa sổ trên máy của học sinh (nếu cần thì cuộn cửa sổ lên, xuống, sang phải, sang trái để xem). Điều này cũng làm xuất hiện một thanh công cụ mới với các tùy chọn sau đây.

A.  EXIT (THOÁT RA)

Thoát khỏi chế độ giám sát

B.  PLAY (GIÁM SÁT)

Phục hồi chế độ giám sát sau khi dừng lại quan sát một khung hình.

C.  PAUSE (NGHỈ)

Nghỉ lại  tại một khung hình hiện tại.

D. REWIND (TUA LẠI)

Quay lại các khung quan sát trước.

E.  FAST-FORWARD (TUA ĐI)

Tua nhanh tới các khung hình sau.

F.  TOGGLE MONITOR/REMOTE CONTROL (CHUYỂN ĐỔI GIÁM SÁT/ĐIỀU KHIỂN TỪ XA)

Chuyển qua lại giữa chế độ giám sát và chế độ điều khiển từ xa, trong đó bạn nắm quyền điều khiển hoàn toàn máy học sinh.

G. TOGGLE WINDOWED/FULL SCREEN (CHUYỂN ĐỔI CỬA SỔ/TOÀN MÀN HÌNH)

Chuyểnqua lại giữa chế độ cửa sổ riêng và chế độ toàn màn hình để quan sát màn hình học sinh.

H. RECORDING CONTROL (GHI HÌNH)

Dùng để ghi lại diễn biến buổi làm việc của học sinh.

I.   PLAYLIST (DANH MỤC)

Thiết lập danh mục các cuốn băng ghi lại các buổi làm việc của học sinh để tiện xem lại.

BÀI VII.  ĐIỀU KHIỂN TỪ XA (REMOTE CONTROLLING A STUDENT)

Nhấn chuột phải lên nút “Remote Control this student” hoặc chuyển từ chế độ Giám sát học sinh (“Monitor this student”) sẽ làm mờ đi một số lựa chọn trên thanh công cụ, trong khi tạo ra mộ thanh công cụ mới.
Nếu bạn chuyển sang chế độ toàn màn hình để thực hiện điều khiển từ xa sẽ thấy thuận lợi hơn.
Hình 8: Nút Remote Control this student
Lưu ý là menu khởi động “Start” trên màn hình của bạn sẽ tạm thời bị ẩn đi, trong khi bạn có thể làm việc trên màn hình của học sinh như thể của chính mình.
Một thanh công cụ mới xuất hiện trên đỉnh của màn hình trong chế độ cửa sổ, và sẽ nổi ở góc phải, phía dưới của màn hình trong chế độ toàn màn hình. Các nút trên đó sẽ có cùng công dụng như các nút chung,  cỡ lớn có trên màn hình chính của NetOp School.

BÀI VIII. CHẾ ĐỘ NHÌN CAO CẤP (ADVANCED VIEWS)

 Khi bạn đã biết sử dụng chế độ Giám sát học sinh, hay điều khiển học sinh từ xa, bạn sẽ gặp một số chế độ nhìn cao cấp sau:
 “Details View” (Nhìn chi tiết) là chế độ nhìn xuất hiện khi NetOp được khởi động xong.
 “Classroom View” (Nhìn lớp học) rất giống như vậy, song biểu diễn mỗi học sinh dưới dạng các biểu tượng chứ không phải bằng chữ.
 “Thumbnail View” (Nhìn thu nhỏ) có thể là kiểu nhìn đắc dụng nhất. Mỗi màn hình của máy  học sinh bị thu nhỏ lại và biến thành một biểu tượng trong khi vẫn liên tục cập nhật trên màn hình của bạn. Bạn có thể qua đó nhìn bao quát toàn bộ hoạt động của tất cả học sinh trong lớp.
Hình 9: Màn hình NetOp trong chế độ nhìn Thumbnail View
Trong chế độ “Recordings view” (xem băng), bạn có thể chọn và xem lại bất kỳ đoạn băng nào bạn đã thu trong quá trình giám sát học sinh.

BÀI IX.    TRAO ĐỔI THÔNG ĐIỆP VỚI HỌC SINH (MESSAGING WITH STUDENTS)

Có hai cách để trao đổi thông điệp với học sinh trong hệ thống NetOp. “Chat” là hội thoại hai chiều, thời gian thực diễn ra trên cửa sổ của cửa sổ mới, “Send Message” chỉ làm một việc là gửi thông điệp tới màn hình của máy học sinh, và học sinh không cần và không thể trả lời.

A.  CHATTING (THẢO LUẬN)

Hình 10: Cửa sổ trao đổi trực tuyến (chatting)
 Nhấn chuột phải lên biểu tượng hoặc tên của học sinh (trong chế độ nhìn bất kỳ) và chọn “Chat with this student.” (Thảo luận với sinh này”)
Một cửa sổ mới xuất hiện và yêu cầu bạn nhập tiêu đề thảo luận; bạn có thể nhập nếu bạn thích, nhưng không bắt buộc.
Hình 11: Cửa sổ nhập tiêu đề thảo luận
Cửa sổ mới cho phiên thảo luận xuất hiện. Nhập văn bản vào ô phía dưới, sau đó nhấn Enter trên bàn phím, hoặc click lên nút “Send” trên cửa sổ để gửi đi.
Khi bạn muốn kết thúc phiên thảo luận, chỉ cần clicklên nút “End chat”. Cửa sổ chat sẽ đóng lại trên cả hai máy.

B.  SEND A MESSAGE (GỬI THÔNG ĐIỆP)

Hình 12: Lựa chọn học sinh từ danh sách để chat hoặc gửi thông điệp
Nhấn chuột phải lên tên hoặc biểu tượng của một hoc sinh trong chế độ nhìn bất kỳ và chọn “Send Message to this Student.” (“Gửi thông điệp cho học sinh này”). Một cửa sổ mới xuất hiện với không gian để bạn nhập vào đó thông điệp của bạn. Gõ nội dung thông điệp và click vào nút “Send Message,” (“Gửi thông điệp”) nằm phía dưới menu “File”.
 Một cửa sổ mới xuất hiện trên màn hình của học sinh, trong đó có thông điệp mà bạn đã gửi. Học sinh không thể trả lời được thông điệp, nhưng có thể đóng cửa sổ.
Đây là công cự hữu ích để khi kết hợp với chế độ nhìn “Thumbnails View” trong NetOp có thể cảnh cáo các học sinh không nghiêm túc khi làm bài.

BÀI X.      LƯU Ý (“ATTENTION”)

Chọn một hoặc một nhóm học sinh và click vào nút “Attention” trên thanh công cụ chính của NetOp. Mỗi màn hình của các máy được chọn sẽ bị chiếm, và bị xóa trắng không nhìn thấy gì, đồng thời bị khóa. Điều này rất hữu dụng khi bạn muốn tập trung sự chú ý của học sinh để chỉ nghe bạn nói, chứ không được làm gì trên máy.

BÀI XI.    PHÁT BÀI (DISTRIBUTING FILES)

Có thể phát trực tiếp các tệp tới từng máy tính của học sinh (đồng thời và tới cùng một  thư mục trên mỗi máy) thông qua NetOp.
Bước thứ nhất cần làm là xác định cần phát tệp nào, và đặt nó vào vị trí logic trên máy “Giáo viên” của bạn (ví dụ “My Documents” là một lựa chọn tuyệt vời).
Hình 13: Chọn lệnh phát bài cho học sinh

Sau đó chọn một hoặc một số học sinh, click phải lên nhóm đã chọn, chọn mục “Distribute Files to this student” (phát bài cho học sinh này) trên menu vừa xuất hiện.
Một cửa sổ mới đượcmở ra, yêu cầu bạn chỉ rõ tệp mà bạn cần phân phát. Chọn nút “Add files…” (“thêm tệp…”) để tìm tới các tệp mà bạn phân phát.
Bạn muốn đặt các tệp đó vào cùng một chỗ trên các máy khác nhau. Vậy thì hãy đánh dấu tíc vào hộp kiểm “Send files to same destination on Students” trong khung “Destination” và chọn một thư mục trong danh sách các thư mục ở phía dưới.
Xong xuôi,click vào nút “OK”, và các tệp đã chọn sẽ được gửi đồng thời tới các máy đích. Bạn có thể thông báo bằng miệng hoặc gửi thông điệp báo cho học sinh biết các tệp đã được gửi vào thư mục nào.
Hình 14: Cửa sổ phát bài. Chọn tệp để phát và chọn thư mục đích trên máy học sinh
Hình 15: Báo cáo kết quả phân phát tệp

BÀI XII.  THU BÀI (COLLECTING FILES)

Khi học sinh đã làm bài xong, có thể thu bài trực tiếp qua hệ thống NetOp. Để làm điều đó, click-phải lên học sinh nào đó trên cửa sổ chính của NetOp và chọn “File transfer with this student.”
Một cửa sổ mới mở ra, trông giống như trong các chương trình trao đổi tệp mà bạn đã từng biết, ví dụ SSH File Transfer. Bên cánh trái là các tệp và thư mục của bạn. Bên cánh phải là các tệp vbà thư mục của học sinh đã chọn. Bên phía của bạn, bạn tìm đến thư mục lưu giữ bài của học sinh (do bạn qui định), ví dụ “C:\Documents and Settings\student\My Documents”. Bên phía học sinh, bạn phải tìm đến thư mục có chứa bài của học sinh. Nên qui định trước với học sinh để tất cả cùng để bài vào cùng một vị trí logic, tức là trong cùng một thư mục, trên cùng một ổ đĩa. Cũng cần lưu ý học sinh về việc đặt tên tệp. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ chép đè các tệp mới lên các tệp cũ của học sinh.
Click và kéo các tệp của học sinh từ bên này qua bên kia. Một cửa sổ mới xuất hiện xác nhận việc trao đổi tệp. Cần lưu ý chép các tệp về máy bạn hoặc về máy chủ lưu trữ tệp, hoặc lên đĩa mềm, vì các máy tính trong phòng máy thường xuyên bị cài đặt lại, hoặc các thư mục của học sinh thường là các thư mục tạm thời, có thể bị xóa bỏ khi máy khởi động lại.
.
























1. Cách cài đặt: 
- Khởi động toàn bộ máy trạm và máy chủ, các máy trạm login vào User Administrator hoặc quyền tương đương. Mật khẩu của user này phải trùng với mật khẩu của user login vào máy chủ trong khi cài đặt phần mềm.
- Tại máy chủ chạy file Setup.exe cài đặt phần Teacher, khi hoàn thành cài đặt cho máy chủ, kế tiếp chương trình thông báo Netop Student Deloyment – Class selection bắt đầu phần cài đặt cho máy trạm. 
Chúng ta khai báo các thông số như Workgroup của phòng máy (nên khai báo tất cả các máy trong phòng cùng một Workgroup), kết nối qua giao thức TCP/IP, hoặc IPX/SPX tùy chọn. 
Chương trình sẽ tự đồng tìm ra các máy trạm và cài đặt phần Netop Student xuống máy trạm. Sau khi hoàn thành khởi động lại phòng máy và chạy chương trình Netop School trên máy chủ bạn sẽ thấy danh sách các máy trạm trong màn hình.
- Trường hợp máy chủ không nhận ra máy trạm trong danh sách, bạn có thể cài đặt phần Netop Student tại máy trạm. Các máy trạm phải có cùng một số License key.
2. Sử dụng:
- Chuyển màn hình máy chủ xuống máy trạm: Chọn toàn bộ các máy có trong danh sách, hoặc một số máy tùy ý. Bấm vào nút Give Demo, toàn bộ màn hình máy trạm sẽ nhìn thấy màn hình máy chủ. 
Có hai lựa chọn cho chế độ này:
- Chỉ xem mà không sử dụng được.
- Có thể chuyển đổi giữa cửa sổ Demo của máy chủ và màn hình máy trạm.
- Điều khiển một máy trạm: chọn tên của máy trạm trong danh sách và bấm vào nút Remote Control, màn hình máy trạm sẽ hiện lên một cửa sổ trên máy chủ ở màn hình này có hai chế độ: 1 cho phép máy trạm thao tác; 2 không cho phép thao tác bằng cách khóa bàn phím và mouse. Có thể điều khiển nhiều máy trạm trên nhiều cửa sổ khác nhau của máy chủ.
- Xem màn hình toàn bộ phòng máy: bấm vào nút Mosaic View (xem toàn bộ màn hình với kích thước thu nhỏ). Nếu bấm vào nút Monitor Students thì 15 giây một màn hình máy trạm xuất hiện trên máy chủ (thời gian này có thể thay đổi được trong phần Options của chương trình).
3. Các tính năng khác:
- Run Program: Chạy các chương trình dưới máy trạm, chúng ta mô tả đường dẫn chính xác của file cần chạy ở máy trạm và bấm Run. Lập tức các máy trạm cùng chạy một chương trình.
- Distribute files: Chuyển file từ máy giáo viên xuống các máy trạm.
- Collect files: Thu file từ máy trạm về máy chủ. Ứng dụng chức năng này thu bài thi trên máy trạm rất nhanh.
- Execute Command: Có thể Shutdown, Reset, Logoff các máy trạm.
- Attention: Gởi một cảnh báo đến máy trạm.
- Chat: Chat với các máy trạm.
- Audio Chat: Dùng Micro nói trực tiếp xuống các máy trạm nghe qua head phone.
So với các phần mềm Capture màn hình khác, phần mềm này truyền màn hình không bị giật và tương đối nhẹ. Những phòng máy chưa có điều kiện trang bị Projector hoặc AVNET, chỉ cần bộ micro và head phone, mạng 100 Mpbs và cài đặt phần mềm này là có thể đáp ứng đủ nhu cầu dạy học thực hành.

1 nhận xét:

Lê Văn Huỳnh nói...

Bài này lấy ở huynhlv103.drivehq.com