Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Google Meet

 

Hướng dẫn cách để dùng Google Meet quan sát được nhiều học sinh

Chủ nhật - 12/04/2020 22:09
Khi thầy cô sử dụng Google Meet để dạy học online, chắc hẳn thầy cô đã cảm thấy rất hài lòng về sự mượt mà và tối giản và dễ sử dụng mà hệ thống mang lại. Tuy nhiên cũng nó vẫn có những nhược điểm nhất định khiến số ít thầy cô cảm thấy chưa thật sự hài lòng, ví dụ như: Số lượng Webcam của học sinh hiển thị trên màn hình quá ít (dù đã thay đổi layout). Thầy cô đừng quá lo lắng, hôm nay chúng ta sẽ được bật mí về tuyệt chiêu giúp thầy cô view được nhiều webcam của học sinh hơn với 1 Extension mới được ra mắt cách đây không lâu.
Hướng dẫn cách để dùng Google Meet quan sát được nhiều học sinh

1. Thay đổi layout trên Google Meet.

Việc thay đổi layout cũng sẽ giúp thầy cô nhìn được nhiều hơn học sinh của mình

Thủ thuật Google Meet Thay đổi layout

Chọn layout mà thầy cô muốn sử dụng

Thủ thuật Google Meet thay đổi layout

Tuy nhiên chức năng này chắc chắn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thầy cô. Vậy thì mời thầy cô cùng khám phá tiếp nhé.

2. Nhìn được nhiều học sinh hơn với Google Meet Grid View.

Để thực hiện điều này thầy cô có thể vào Google Chrome Web Store tại đây

Thủ thuật google Meet xem được nhiều học sinh hơn

Tại ô Search the Store thầy cô gõ tìm Google Meet Grid View để tìm kiếm Add-in này.

(Nếu thầy cô không quen dùng Webstore có thể gõ tại ô tìm kiếm của Google Search luôn cũng được)

Thủ thuật Google Meet xem nhiều webcam hơn

Sau khi tìm được thầy cô bấm chọn Add to Chrome.

Thủ thuật Google Meet Xem được nhiều Webcam hơn

Sẽ có 1 cảnh bảo “It can. Read and change your data on Google Meet / Nó có thể đọc và thay đổi dữ liệu của bạn trên Google Meet” Thầy cô chọn Add Extension.

Nếu thầy cô thầy biểu trượng Grid view trên bar của trình duyệt thì có nghĩa là thầy cô đã cài thành công.

Thủ thuật google meet

Và công việc cuối cùng của thầy cô là hãy vào Google Meet và trải nghiệm điều tuyệt vời đó thôi.

Thủ thuật google meet Google Meet Grid View

Khi thầy cô sử dụng Google Meet công cụ Grid View sẽ tự động xuất hiện và thầy cô có thể lựa chọn các tùy chọn phù hợp

  • Only show participants with video: Chỉ hiện thị video người tham gia (học sinh)
  • Hightlight Speaker: Đánh dấu người đang nói
  • Include yourself in grid: Hiển thị cả hình ảnh của thầy cô trên lưới.

3. Một số lưu ý khi sử dụng Google meet:
- Tất cả người dùng thuộc miền @quangninh.edu.vn đều có quyền khởi tạo và chủ trì một cuộc họp hay một buổi học trực tuyến.
- Số người tham gia học/họp trực tuyến tối đa: 250 người
- Thành viên tham gia không nhất thiết phải có tài khoản @quangninh.edu.vn
- Nếu sử dụng máy tính thì Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web Google Chrome
- Hỗ trợ điện thoại thông minh trên nền IOS và Android (Thông qua ứng dụng trên mobile Hangouts Meet)
- Hỗ trợ ghi hình buổi học/họp và lưu trữ trên Google Drive
- Rất dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí
- Tích hợp với các công cụ khác trên bộ G-suite như: Lịch, Classroom.

4. Một số lưu ý khi họp trực tuyến:
- Nếu hai thành viên trong cùng một phòng (phòng làm việc) cùng kết nối vào một buổi học/họp trực tuyến sẽ gây ra hiện tượng vọng âm, do đó nếu nhiều hơn 02 thành viên tham học/họp trong cùng một phòng thì sử dụng chung một máy tính để kết nối vào buổi học/họp trực tuyến.
- Trong quá trình học/họp trực tuyến nếu một thành viên phát biểu thì các thành viên khác nên tắt micro của mình để tranh gây tiếng ồn.
- Đối với học/họp trực tuyến băng thông mạng là yếu tố quyết định, do đó khi tổ chức họp trực tuyến chúng ta nên giảm thiểu việc sử dụng mạng cho các hoạt động khác.

Chúc thầy cô thành công. Nếu thầy hữu ích nhờ thầy cô hãy lan tỏa thủ thuật này đến với nhiều thầy cô hơn nữa ạ. Cảm ơn Thầy cô.

Tham khảo bài của Billy Nguyễn (https://thuthuat.hourofcode.vn)

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Ghost lien vi

https://drive.google.com/file/d/1sPjzSwyWo20uytxdXCkWHbty3BzZQcrc/view?usp=sharing

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Cha đẻ “phần mềm quốc dân Việt Nam” Unikey hiện tại ra sao?

Cha đẻ “phần mềm quốc dân Việt Nam” Unikey hiện tại ra sao?

Kinh doanh 03/08/2020 14:53

(Tổ Quốc) - Có một phần mềm "Made in Vietnam" mà hàng chục năm nay hầu hết máy tính nào cũng phải cài, đó là Unikey. Đây là điều hiếm có phần mềm Việt nào khác làm được.

Ra đời năm 1994, Unikey đã có 26 năm tồn tại, phát triển nhưng vẫn giữ nguyên tính ổn định và hiệu quả. Đây là sản phẩm của anh Phạm Kim Long, một cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Vào năm 1994, khi còn là sinh viên năm cuối, Phạm Kim Long và 3 bạn cùng lớp thách đố nhau xem ai tạo ra bộ gõ tiếng Việt nhỏ gọn nhất dành cho hệ điều hành DOS bằng ngôn ngữ lập trình Assembly. Kết quả, Long giành chiến thắng với bộ gõ chỉ 2Kb siêu nhỏ gọn - sản phẩm có thể coi như phiên bản đầu tiên của Unikey sau này.

Tốt nghiệp Bách Khoa loại giỏi, Phạm Kim Long sang Cộng hòa Séc làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Praha. Với điều kiện kỹ thuật ‘lý tưởng’ ở Séc thời bây giờ, anh có cơ hội nghiên cứu sâu hơn và đã lập trình bộ gõ tiếng Việt trên hệ điều hành Windows với tên gọi LittleVnKey. Phiên bản này Long cũng mới dừng lại ở việc sử dụng cá nhân và tặng bạn bè, thậm chí nó còn chưa hỗ trợ bộ mã quốc tế UniCode.

Cuối 2000, thời điểm đang bí đề tài làm luận án tốt nghiệp, anh lân la trên một diễn đàn tin học nổi tiếng thì thấy mọi người bàn tán sôi nổi về việc Windows hỗ trợ Unicode tiếng Việt. Đặc biệt, người dùng thường hay hỏi trên diễn đàn về cách ‘bẻ khoá’ VietKey, bộ gõ hỗ trợ UniCode trên Windows nhưng phải trả phí.

Máu sáng tạo nổi lên, Phạm Kim Long quyết định tạo bộ gõ miễn phí để giúp mọi người. Anh dành một đêm thiết kế, hai đêm mã hóa liên tục mới cho ra phiên bản hoàn chỉnh mang tên Unikey. Bên cạnh những góp ý chân thành từ người dùng, Unikey cũng bị nhiều người gièm pha, thậm chí tung tin đồn có virus đính kèm bên trong.

Tuy nhiên, trên tất cả, sự đơn giản, tính tiện lợi và miễn phí đã giúp Unikey trở thành "phần mềm quốc dân" tại Việt Nam. Năm 2001, anh Long quyết định công bố mã nguồn mở Unikey. Một số người đã gửi thư chỉ trích gọi hành động của Phạm Kim Long là nhiệt tình thái quá, giết chết các sản phẩm thương mại. Tuy nhiên với cộng đồng người dùng, việc làm của Phạm Kim Long rất đáng hoan nghênh.

Đến năm 2006, Apple đã liên hệ với Phạm Kim Long để được quyền tích hợp lõi Unikey lên tất cả sản phẩm macOS và iOS của mình. Thật bất ngờ, anh tặng luôn Unikey cho Apple và hoàn toàn không thu phí.

Cha đẻ “phần mềm quốc dân Việt Nam” Unikey hiện tại ra sao? - Ảnh 1.

Thông báo về bàn quyền Unikey của anh Phạm Kim Long trong phần Thông báo Pháp lí trên những chiếc điện thoại iPhone.

Trong lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông, anh Long từng chia sẻ về lý do tạo ra phần mềm miễn phí Unikey như sau:

"Việc Unikey trở thành phần mềm miễn phí là rất tự nhiên, vì nó ra đời từ chính nhu cầu của người dùng cần một chương trình bàn phím miễn phí. Hơn nữa, khi làm được gì hay thì lẽ rất tự nhiên là muốn chia sẻ với người khác. Mình không có ý đối lập với những người viết chương trình thương mại, họ làm ra chương trình để kiếm sống bằng lao động của họ là điều hoàn toàn chính đáng. Mình cũng sống bằng viết phần mềm nhưng Unikey thì không phải phần mềm kiếm sống. Unikey là một thú giải trí của mình, như vậy viết Unikey cũng chính là phục vụ cho mình vậy.

Mình sẽ luôn duy trì Unikey là phần mềm miễn phí. Mà hơn nữa Unikey là open source (mã nguồn mở), ai cũng có thể lấy nó về phát triển thêm".

Cha đẻ “phần mềm quốc dân Việt Nam” Unikey hiện tại ra sao? - Ảnh 2.

Ở thời điểm hiện tại, Phạm Kim Long đã 47 tuổi. Anh đang sinh sống, làm việc ở TPHCM và đã lập gia đình. Anh từng làm việc cho IBM Việt Nam, FPT Telecom, trước khi đầu quân cho VNG vào năm 2013 và tiếp tục công tác ở đó cho đến nay.

20 năm trôi qua, nhiều đồng nghiệp cùng thời đang ổn định cuộc sống với những công việc mang tính quản lí thì Phạm Kim Long vẫn miệt mài cho trận chiến mới của mình. Hiện nay, anh đang đứng đầu một nhóm phát triển các ứng dụng di động tại Việt Nam, trong đó Laban Key dành cho Android là phần mềm đáng chú ý sau Unikey. Ra mắt năm 2013, ứng dụng này liên tục lọt top các tiện ích tải nhiều nhất trên Google Play Store với 500.000 người dùng (thời điểm tháng 3/2014).

Kế thừa UniKey, Laban Key trên Android dễ dùng với giao diện tương thích nhiều kích thước màn hình. Phần mềm miễn phí này được nhiều người dùng Việt tải về và lựa chọn chính để soạn thảo trên smartphone và máy tính bảng. Cha đẻ của Unikey mong muốn Laban Key cũng có được vị trí trên thiết bị di động như Unikey trên máy tính để bàn.

Năm 2020, Unikey tròn 26 tuổi và đang là một trong số rất ít phần mềm có tuổi đời lớn, nhưng vẫn vận hành khá ổn. Đây gần như là một sản phẩm được mặc định trong máy tính của bất cứ người Việt nào. Không chỉ là một phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt tốt, Unikey và Phạm Kim Long còn thay đổi tư duy của nhiều người làm công nghệ Việt, hướng tới tinh thần cống hiến vì cộng đồng hơn là mưu cầu lợi ích cho bản thân.