Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

5 sai lầm về Linux có thể bạn chưa biết

5 sai lầm về Linux có thể bạn chưa biết

Đối với nhiều người dùng phổ thông, Linux là một cái gì đó huyền bí và đáng sợ, nghe đến Linux là đau đầu. Tuy nhiên những quan niệm về Linux từ trước đến nay của họ có đúng hay không? Hãy điểm qua 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều người dễ mắc phải.
  • Sai lầm đầu tiên (1): Linux là một hệ điều hành
Đầu tiên phải khẳng định rõ ràng, Linux không phải là một HĐH. Mà nó chính xác là là một nhân hệ điều hành (kernel), hoặc gọi một cách phổ thông là một nền tảng, là cầu nối giữa phần cứng và một hệ điều hành đúng nghĩa (đối với Linux ta thường gọi là các bản phân phối – Linux distribution), tạo môi trường cho các phần mềm được vận hành trơn tru. HĐH Android cũng được xây dựng và tùy biến dựa trên 1 phiên bản Linux. (Sau đây sẽ nói về Linux chạy trên máy tính cá nhân).

 Sai lầm thứ 2: Rất khó tìm driver cho Linux
Nhiều người nghĩ rằng số lượng driver cho Linux là rất ít và khó tìm. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp cụ thể, mà driver cho card đồ họa là trường hợp tiêu biểu nhất. Thực tế ta rất khó tìm thấy các bản build beta cho driver Forceware của nVIDIA và driver Catalyst của AMD, tuy nhiên với các bản chính thức thì lúc nào cũng có phiên bản cho Linux cả.
Ngoài trường hợp này ra, hầu như tất cả các nhà sản xuất hiện nay đều viết phiên bản Linux cho driver của mình. Chỉ trừ một số thiết bị quá cũ từ nhiều năm trước đã không còn được hỗ trợ nữa.
Tuy nhiên cần nói rõ, Linux gặp rắc rối với công nghệ Optimus trong MTXT ngày nay (công nghệ chuyển đổi tự động giữa GPU rời và GPU tích hợp của nVIDIA). Hãng này đã ngưng hỗ trợ công nghệ Optimus trong các bản driver Forceware chính thức cho Linux của mình. Việc không hỗ trợ này dẫn đến nhiều phiền toái cho người dùng, khi cả card tích hợp và card đồ họa rời đều cùng chạy, làm hao pin và thậm chí nhiều trường hợp còn bị dính Black Screen of Death (một dạng màn hình khi bị treo của Linux). Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của Linux, mà là vấn đề của driver nVIDIA. Cộng đồng Linux đã liên tục yêu cầu nVIDIA công bố các thông số thiết kế về phần cứng của mình để cộng đồng mã nguồn mở có thể bắt tay vào viết driver cho Linux. AMD thì khác, họ không những công bố các thông tin này mà còn hỗ trợ tận tình cộng đồng mã nguồn mở để viết nên các bản driver cho Linux. Và nếu bạn đang dùng máy tính có Optimus trên Linux, hãy theo dõi dự án Bumblebee.

  • Quan niệm sai lầm thứ 3: Linux rất ít các phần mềm
Về số lượng phần mềm, dĩ nhiên Linux không bằng các nền tảng như Windows, nhưng với những ứng dụng phổ thông, và cả những công cụ lập trình chuyên nghiệp, Linux không hề thiếu. Nếu bạn cần trình xử lý ảnh, GIMP sẽ đáp ứng. Nếu bạn cần soạn văn bản, LibreOffice, Google Docs hoặc OpenOffice sẽ giúp bạn. Linux cũng có rất nhiều trò chơi, trình duyệt, biên tập video, xử lý hình vector, chat trực tuyến, các công cụ phát triển và rất nhiều thứ khác nếu bạn chịu khó tìm hiểu trong cộng đồng mã nguồn mở. Tóm lại, những phần mềm nào bạn thường sử dụng trên Windows, thì bên Linux có thể tìm thấy cái tương tự.
Tuy nhiên, có một số lĩnh vực Linux vẫn chưa đủ mạnh. Ryan Pierson, tác giả LockerGnome cho biết, các ứng dụng biên tập/xử lý video trên Linux vẫn chưa đủ khả năng để cạnh tranh với các ứng dụng bên Windows hoặc Mac OS X, sẽ không có Sony Vegas hoặc Adobe Premier trên Linux. Tương lai liệu sẽ có không? Câu trả lời tùy thuộc nhiều yếu tố: trông chờ khả năng biên dịch của cộng đồng mã nguồn mở hoặc trông chờ các công ty thương mại chú ý hơn đến Linux.
Cần lưu ý: Linux là một nền tảng mã nguồn mở, nhưng nó không đồng nghĩa với miễn phí. Ví dụ, bạn có toàn quyền lấy mã nguồn Linux về, biên tập, chỉnh sửa rồi tạo ra 1 HĐH nào đó, và thương mại hóa nó. Phần mềm cũng vậy, dù tác phẩm của bạn là mã nguồn mở thì bạn được quyền bán nó để thu tiền bình thường, không ai bắt buộc phải phân phối nó miễn phí.
Một nền tảng nhiều sắc màu, nhiều lựa chọn và hoàn toàn tự do
Khi nào thì họ sẽ chú ý hơn? Đã có rất nhiều hãng, nhất là các công ty về trò chơi, chú ý đến cộng đồng Linux như nền tảng Steam của Valve, cùng với nền tảng Unity đã hỗ trợ Linux … Có nhiều trò chơi hơn trên Linux sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực, vì gamer sẽ dễ chuyển sang dùng Linux từ Windows. Và khi nhiều người chuyển sang Linux hơn, các nhà phát triển sẽ chú ý và phát triển nhiều ứng dụng chuyên nghiệp hơn cho Linux, khi đó sẽ càng nhiều người dùng chuyển sang xài Linux. Người ta gọi đó là hiệu ứng “quả cầu tuyết”.
  • Sai lầm thứ 4: Linux có thị phần bé nhỏ
Cần phải nói rõ Linux có mặt ở khắp nơi, có thể sát bên mà ta không để ý. Hơn 90% số lượng siêu máy tính chuyên dụng sử dụng nền tảng Linux. Hơn ½ số lượng smartphone chạy Android, vốn dựa trên nhân Linux. Và hơn 60% số máy chủ web chạy trên các bản phân phối Linux.
Chỉ có ở mảng máy tính cá nhân, Linux không có thị phần đáng kể. Và chỉ có thể hy vọng khi số lượng người dùng tăng lên, các công ty phát triển ứng dụng sẽ chuyển sang hỗ trợ cho nền tảng Linux nhiều hơn. Một điều thú vị nữa là thỉnh thoảng trong các chiến dịch quyên góp tiền cho một phần mềm/dự án mã nguồn mở nào đó, cộng đồng Linux đôi lúc thường ủng hộ nhiều hơn phía Windows và Mac OS (tính trung bình số tiền trên mỗi đầu người).

  • Quan niệm sai lầm cuối cùng (5): Linux chỉ dành cho các nhà phát triển và người dùng cao cấp, tức là rất khó dùng!
Đây là cái sai lầm lớn nhất. Đúng là rất nhiều các nhà phát triển sử dụng Linux, nhưng các bản phân phối Linux hiện nay đã rất thân thiện, đẹp mắt và dễ dùng, Ubuntu là một ví dụ cụ thể. Đây là bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện nay trên PC và giao diện đôi chỗ còn được đánh giá là thân thiện hơn cả Windows. Chỉ cần bỏ thời gian làm quen ban đầu, bạn sẽ dễ dàng làm chủ nền tảng này, tương tự như việc rất nhiều người dùng phổ thông có thể làm quen với Mac OS X khi chuyển từ Windows sang. Và Linux có đủ tất cả những gì bạn cần cho nhu cầu sử dụng thông thường.

Bạn nghĩ sao về giao diện này?
Tuy nhiên việc làm quen một nền tảng mới hoàn toàn thực sự là một khó khăn không dễ vượt qua, vì chúng ta vẫn dựa vào thói quen, tâm lý và định kiến, những gì đang tốt thì rất ngại phải thay đổi, đó là tâm lý chung. Nhiều người nói Linux khó dùng, đơn giản vì họ chưa thử bỏ thời gian để làm quen. Hãy thử làm quen với cách hoạt động của Linux, nó sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn về Linux, một trong những nền tảng quan trọng nhất (hiện nay) của nhân loại.

20 năm đáng nhớ của Linux
Theo: Tinh Tế

5 sai lầm về Linux có thể bạn chưa biết

5 sai lầm về Linux có thể bạn chưa biết

Đối với nhiều người dùng phổ thông, Linux là một cái gì đó huyền bí và đáng sợ, nghe đến Linux là đau đầu. Tuy nhiên những quan niệm về Linux từ trước đến nay của họ có đúng hay không? Hãy điểm qua 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều người dễ mắc phải.
  • Sai lầm đầu tiên (1): Linux là một hệ điều hành
Đầu tiên phải khẳng định rõ ràng, Linux không phải là một HĐH. Mà nó chính xác là là một nhân hệ điều hành (kernel), hoặc gọi một cách phổ thông là một nền tảng, là cầu nối giữa phần cứng và một hệ điều hành đúng nghĩa (đối với Linux ta thường gọi là các bản phân phối – Linux distribution), tạo môi trường cho các phần mềm được vận hành trơn tru. HĐH Android cũng được xây dựng và tùy biến dựa trên 1 phiên bản Linux. (Sau đây sẽ nói về Linux chạy trên máy tính cá nhân).

 Sai lầm thứ 2: Rất khó tìm driver cho Linux
Nhiều người nghĩ rằng số lượng driver cho Linux là rất ít và khó tìm. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp cụ thể, mà driver cho card đồ họa là trường hợp tiêu biểu nhất. Thực tế ta rất khó tìm thấy các bản build beta cho driver Forceware của nVIDIA và driver Catalyst của AMD, tuy nhiên với các bản chính thức thì lúc nào cũng có phiên bản cho Linux cả.
Ngoài trường hợp này ra, hầu như tất cả các nhà sản xuất hiện nay đều viết phiên bản Linux cho driver của mình. Chỉ trừ một số thiết bị quá cũ từ nhiều năm trước đã không còn được hỗ trợ nữa.
Tuy nhiên cần nói rõ, Linux gặp rắc rối với công nghệ Optimus trong MTXT ngày nay (công nghệ chuyển đổi tự động giữa GPU rời và GPU tích hợp của nVIDIA). Hãng này đã ngưng hỗ trợ công nghệ Optimus trong các bản driver Forceware chính thức cho Linux của mình. Việc không hỗ trợ này dẫn đến nhiều phiền toái cho người dùng, khi cả card tích hợp và card đồ họa rời đều cùng chạy, làm hao pin và thậm chí nhiều trường hợp còn bị dính Black Screen of Death (một dạng màn hình khi bị treo của Linux). Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của Linux, mà là vấn đề của driver nVIDIA. Cộng đồng Linux đã liên tục yêu cầu nVIDIA công bố các thông số thiết kế về phần cứng của mình để cộng đồng mã nguồn mở có thể bắt tay vào viết driver cho Linux. AMD thì khác, họ không những công bố các thông tin này mà còn hỗ trợ tận tình cộng đồng mã nguồn mở để viết nên các bản driver cho Linux. Và nếu bạn đang dùng máy tính có Optimus trên Linux, hãy theo dõi dự án Bumblebee.

  • Quan niệm sai lầm thứ 3: Linux rất ít các phần mềm
Về số lượng phần mềm, dĩ nhiên Linux không bằng các nền tảng như Windows, nhưng với những ứng dụng phổ thông, và cả những công cụ lập trình chuyên nghiệp, Linux không hề thiếu. Nếu bạn cần trình xử lý ảnh, GIMP sẽ đáp ứng. Nếu bạn cần soạn văn bản, LibreOffice, Google Docs hoặc OpenOffice sẽ giúp bạn. Linux cũng có rất nhiều trò chơi, trình duyệt, biên tập video, xử lý hình vector, chat trực tuyến, các công cụ phát triển và rất nhiều thứ khác nếu bạn chịu khó tìm hiểu trong cộng đồng mã nguồn mở. Tóm lại, những phần mềm nào bạn thường sử dụng trên Windows, thì bên Linux có thể tìm thấy cái tương tự.
Tuy nhiên, có một số lĩnh vực Linux vẫn chưa đủ mạnh. Ryan Pierson, tác giả LockerGnome cho biết, các ứng dụng biên tập/xử lý video trên Linux vẫn chưa đủ khả năng để cạnh tranh với các ứng dụng bên Windows hoặc Mac OS X, sẽ không có Sony Vegas hoặc Adobe Premier trên Linux. Tương lai liệu sẽ có không? Câu trả lời tùy thuộc nhiều yếu tố: trông chờ khả năng biên dịch của cộng đồng mã nguồn mở hoặc trông chờ các công ty thương mại chú ý hơn đến Linux.
Cần lưu ý: Linux là một nền tảng mã nguồn mở, nhưng nó không đồng nghĩa với miễn phí. Ví dụ, bạn có toàn quyền lấy mã nguồn Linux về, biên tập, chỉnh sửa rồi tạo ra 1 HĐH nào đó, và thương mại hóa nó. Phần mềm cũng vậy, dù tác phẩm của bạn là mã nguồn mở thì bạn được quyền bán nó để thu tiền bình thường, không ai bắt buộc phải phân phối nó miễn phí.
Một nền tảng nhiều sắc màu, nhiều lựa chọn và hoàn toàn tự do
Khi nào thì họ sẽ chú ý hơn? Đã có rất nhiều hãng, nhất là các công ty về trò chơi, chú ý đến cộng đồng Linux như nền tảng Steam của Valve, cùng với nền tảng Unity đã hỗ trợ Linux … Có nhiều trò chơi hơn trên Linux sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực, vì gamer sẽ dễ chuyển sang dùng Linux từ Windows. Và khi nhiều người chuyển sang Linux hơn, các nhà phát triển sẽ chú ý và phát triển nhiều ứng dụng chuyên nghiệp hơn cho Linux, khi đó sẽ càng nhiều người dùng chuyển sang xài Linux. Người ta gọi đó là hiệu ứng “quả cầu tuyết”.
  • Sai lầm thứ 4: Linux có thị phần bé nhỏ
Cần phải nói rõ Linux có mặt ở khắp nơi, có thể sát bên mà ta không để ý. Hơn 90% số lượng siêu máy tính chuyên dụng sử dụng nền tảng Linux. Hơn ½ số lượng smartphone chạy Android, vốn dựa trên nhân Linux. Và hơn 60% số máy chủ web chạy trên các bản phân phối Linux.
Chỉ có ở mảng máy tính cá nhân, Linux không có thị phần đáng kể. Và chỉ có thể hy vọng khi số lượng người dùng tăng lên, các công ty phát triển ứng dụng sẽ chuyển sang hỗ trợ cho nền tảng Linux nhiều hơn. Một điều thú vị nữa là thỉnh thoảng trong các chiến dịch quyên góp tiền cho một phần mềm/dự án mã nguồn mở nào đó, cộng đồng Linux đôi lúc thường ủng hộ nhiều hơn phía Windows và Mac OS (tính trung bình số tiền trên mỗi đầu người).

  • Quan niệm sai lầm cuối cùng (5): Linux chỉ dành cho các nhà phát triển và người dùng cao cấp, tức là rất khó dùng!
Đây là cái sai lầm lớn nhất. Đúng là rất nhiều các nhà phát triển sử dụng Linux, nhưng các bản phân phối Linux hiện nay đã rất thân thiện, đẹp mắt và dễ dùng, Ubuntu là một ví dụ cụ thể. Đây là bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện nay trên PC và giao diện đôi chỗ còn được đánh giá là thân thiện hơn cả Windows. Chỉ cần bỏ thời gian làm quen ban đầu, bạn sẽ dễ dàng làm chủ nền tảng này, tương tự như việc rất nhiều người dùng phổ thông có thể làm quen với Mac OS X khi chuyển từ Windows sang. Và Linux có đủ tất cả những gì bạn cần cho nhu cầu sử dụng thông thường.

Bạn nghĩ sao về giao diện này?
Tuy nhiên việc làm quen một nền tảng mới hoàn toàn thực sự là một khó khăn không dễ vượt qua, vì chúng ta vẫn dựa vào thói quen, tâm lý và định kiến, những gì đang tốt thì rất ngại phải thay đổi, đó là tâm lý chung. Nhiều người nói Linux khó dùng, đơn giản vì họ chưa thử bỏ thời gian để làm quen. Hãy thử làm quen với cách hoạt động của Linux, nó sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn về Linux, một trong những nền tảng quan trọng nhất (hiện nay) của nhân loại.

20 năm đáng nhớ của Linux
Theo: Tinh Tế

Các hệ điều hành Linux phổ biến nhất

Các hệ điều hành Linux phổ biến nhất

Là một trong trong những hệ điều hành được khá nhiều người tin dùng và miễn phí thì Linux ngày càng khẳng định vị trí của mình đối với dân công nghệ.
Bài viết liên quan
Linux là hệ điều hành mà đang dần được mọi người tin dùng bởi theo đánh giá thì hệ điều hành này dần chiếm vị thế với ông trùm Windows. Tốc độ và khả năng xử lý của Linux cũng được đánh giá có tính năng hiệu quả , tốc độ xử lý nhanh và độ bảo mật an ninh khá tốt. Thích hợp cho các doanh nghiệp sử dụng.
Đa số các hệ điều hành của Linux đều được cung cấp miễn phí nhưng một số hệ điều hành mà bạn nên lựa chọn để sử dụng thì dưới đây là các thông tin hữu ích về các hệ điều hành của Linux.
Thứ Nhất Là Hệ Điều Hành Ubuntu
Là một trong những sản phẩm sáng giá của Linux thì Ubuntu ngày càng được nhiều người sử dụng. Có thể nói đây là một hệ điều hành hoàn hảo cho lựa chọn sử dụng mã nguồn mở của bạn. Nó cũng là một trong những đối thủ hàng đầu như là một sự thay thế Windows. Hệ điều hành này có theme đẹp và dễ dàng sử dụng.
Thứ 2 Là Fedora
Đây là hệ điều hành Linux với sô lượng người sử dụng rất lớn và có nhiều diễn đàn hỗ trợ. Khả năng linh hoạt làm cho nó trở thành một trong những sự lựa chọn tốt nhất. Fedora là một lựa chọn cho các doanh nghiệp.
 

Thứ 3 Là OpenSUSE
Đây là một hệ điều hành mã nguồn mở sử dụng khá dễ dàng. Và nhóm Novell cũng đã làm nó trở nên thân thiện hơn với người sử dụng đặc biệt là các lập trình viên.
Thứ 4 Là Debian
Debian là một hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí đi kèm với hơn 20.000 gói phần mềm ứng dụng và tất nhiên là miễn phí nên người sử dụng có thể thực hiện công việc của mình cũng như giải trí với các công cụ tiện ích đi kèm hệ điều hành này.
Thứ 5 Là Linux Mint
Hệ điều hành này khá thân thiện với người sử dụng, hiệu quả sử dụng cao. Bạn có thể tùy chỉnh các giao diện desktop với menu một cách tùy ý.
Thứ 6 Là Mageia
Là một hệ điều hành đầy đủ hết các tính năng Mageia nhưng đây chưa phải một hệ điều hành mạnh nhất. Và đây cũng là một phần của Linux mà bạn không thể bỏ lỡ
Thứ 7 Là Arch Linux
Được Linux phát triển một cách độc lập nên Arch Linux có thể được cài đặt trên máy tính thông qua máy chủ FTP. Arch còn xây dựng hệ thống ABS cung cấp một cách dễ dàng xây dựng các gói mới cũng như có thể sửa đổi cấu hình các nhóm mặc định.

Các hệ điều hành Linux phổ biến nhất

Các hệ điều hành Linux phổ biến nhất

Là một trong trong những hệ điều hành được khá nhiều người tin dùng và miễn phí thì Linux ngày càng khẳng định vị trí của mình đối với dân công nghệ.
Bài viết liên quan
Linux là hệ điều hành mà đang dần được mọi người tin dùng bởi theo đánh giá thì hệ điều hành này dần chiếm vị thế với ông trùm Windows. Tốc độ và khả năng xử lý của Linux cũng được đánh giá có tính năng hiệu quả , tốc độ xử lý nhanh và độ bảo mật an ninh khá tốt. Thích hợp cho các doanh nghiệp sử dụng.
Đa số các hệ điều hành của Linux đều được cung cấp miễn phí nhưng một số hệ điều hành mà bạn nên lựa chọn để sử dụng thì dưới đây là các thông tin hữu ích về các hệ điều hành của Linux.
Thứ Nhất Là Hệ Điều Hành Ubuntu
Là một trong những sản phẩm sáng giá của Linux thì Ubuntu ngày càng được nhiều người sử dụng. Có thể nói đây là một hệ điều hành hoàn hảo cho lựa chọn sử dụng mã nguồn mở của bạn. Nó cũng là một trong những đối thủ hàng đầu như là một sự thay thế Windows. Hệ điều hành này có theme đẹp và dễ dàng sử dụng.
Thứ 2 Là Fedora
Đây là hệ điều hành Linux với sô lượng người sử dụng rất lớn và có nhiều diễn đàn hỗ trợ. Khả năng linh hoạt làm cho nó trở thành một trong những sự lựa chọn tốt nhất. Fedora là một lựa chọn cho các doanh nghiệp.
 

Thứ 3 Là OpenSUSE
Đây là một hệ điều hành mã nguồn mở sử dụng khá dễ dàng. Và nhóm Novell cũng đã làm nó trở nên thân thiện hơn với người sử dụng đặc biệt là các lập trình viên.
Thứ 4 Là Debian
Debian là một hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí đi kèm với hơn 20.000 gói phần mềm ứng dụng và tất nhiên là miễn phí nên người sử dụng có thể thực hiện công việc của mình cũng như giải trí với các công cụ tiện ích đi kèm hệ điều hành này.
Thứ 5 Là Linux Mint
Hệ điều hành này khá thân thiện với người sử dụng, hiệu quả sử dụng cao. Bạn có thể tùy chỉnh các giao diện desktop với menu một cách tùy ý.
Thứ 6 Là Mageia
Là một hệ điều hành đầy đủ hết các tính năng Mageia nhưng đây chưa phải một hệ điều hành mạnh nhất. Và đây cũng là một phần của Linux mà bạn không thể bỏ lỡ
Thứ 7 Là Arch Linux
Được Linux phát triển một cách độc lập nên Arch Linux có thể được cài đặt trên máy tính thông qua máy chủ FTP. Arch còn xây dựng hệ thống ABS cung cấp một cách dễ dàng xây dựng các gói mới cũng như có thể sửa đổi cấu hình các nhóm mặc định.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Máy in Linux

CanonCAPTdriver 9.04 đến 10.04

https://github.com/raducotescu/CanonCAPTdriver/releases

Máy in Linux

CanonCAPTdriver 9.04 đến 10.04

https://github.com/raducotescu/CanonCAPTdriver/releases

Font Lilux

font-full_10.zip 5.0 MB
https://mega.co.nz/#!0BcilCKY!mzVgmuaSjnnGcvzQF7x4J0Amvc_Mhxy530Mw2okNsR0

SinhVienIT.Net--1400fontvietnam.zip 40.7 MB
https://mega.co.nz/#!pY8AjaKJ!c1G-hk7pcpJbl4qPo9YPDaW2vsmhR57t3TJL4OPi-LY

Font Windows.rar 185.3 MB
https://mega.co.nz/#!hBdTVRTA!9XRcjXkt6WxhhJ5jYoXQtQZsvCJcHz2-vRINT-4f3co

Font Lilux

font-full_10.zip 5.0 MB
https://mega.co.nz/#!0BcilCKY!mzVgmuaSjnnGcvzQF7x4J0Amvc_Mhxy530Mw2okNsR0

SinhVienIT.Net--1400fontvietnam.zip 40.7 MB
https://mega.co.nz/#!pY8AjaKJ!c1G-hk7pcpJbl4qPo9YPDaW2vsmhR57t3TJL4OPi-LY

Font Windows.rar 185.3 MB
https://mega.co.nz/#!hBdTVRTA!9XRcjXkt6WxhhJ5jYoXQtQZsvCJcHz2-vRINT-4f3co

Blog linux hay

http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/linux-mint-9-de-dung-con-hon-ca-windows.html

 http://geeklinux.net/bien-ubuntu-thanh-giao-dien-mac-nhanh-gon/

Blog linux hay

http://tutroc77.blogspot.com/2010/05/linux-mint-9-de-dung-con-hon-ca-windows.html

 http://geeklinux.net/bien-ubuntu-thanh-giao-dien-mac-nhanh-gon/

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Tạo chú thích trong văn bản

Khi viết tài liệu, người ta thường tạo chú thích để giải thích rõ hơn ý nghĩa của một từ hay một cụm từ là điều vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ làm cho người đọc hiểu hết được ý nghĩa của từ hay cụm từ mà người viết muốn truyền đạt. Việc tạo các chú thích trong các văn bản Word rất dễ dàng và nhanh chóng nhờ chức năng có sẵn trong Microsoft Word.
ví dụ tạo chú thích trong văn bản

Hướng dẫn tạo chú thích trong văn bản Word

Bước 1: Di chuyển chuột đến ngay sau từ muốn đặt chú thích

Mở hộp

Bước 2: Chèn chú thích vào tài liệu bằng một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Vào tab References chọn Insert Footnote, con trỏ chuột sẽ chuyển xuống cuối trang tại đây bạn sẽ ghi nội dung cần chú thích như hình vẽ:
Điền nội dung chú thích
Cách 2: Vào tab References kích chuột vào mũi tên nhỏ của Footnotes, cửa sổ Footnote and Endnote xuất hiện bạn thiết lập các thông số để tạo chú thích rồi chọn Insert.
Cài đặt trong hộp thoại Footnote and Endnote
- Điền nội dung cần tạo chú thích
Ghi nội dung chú thích
Và kết quả là :
Kết quả tạo chú thích trong Word

Tạo chú thích trong văn bản

Khi viết tài liệu, người ta thường tạo chú thích để giải thích rõ hơn ý nghĩa của một từ hay một cụm từ là điều vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ làm cho người đọc hiểu hết được ý nghĩa của từ hay cụm từ mà người viết muốn truyền đạt. Việc tạo các chú thích trong các văn bản Word rất dễ dàng và nhanh chóng nhờ chức năng có sẵn trong Microsoft Word.
ví dụ tạo chú thích trong văn bản

Hướng dẫn tạo chú thích trong văn bản Word

Bước 1: Di chuyển chuột đến ngay sau từ muốn đặt chú thích

Mở hộp

Bước 2: Chèn chú thích vào tài liệu bằng một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Vào tab References chọn Insert Footnote, con trỏ chuột sẽ chuyển xuống cuối trang tại đây bạn sẽ ghi nội dung cần chú thích như hình vẽ:
Điền nội dung chú thích
Cách 2: Vào tab References kích chuột vào mũi tên nhỏ của Footnotes, cửa sổ Footnote and Endnote xuất hiện bạn thiết lập các thông số để tạo chú thích rồi chọn Insert.
Cài đặt trong hộp thoại Footnote and Endnote
- Điền nội dung cần tạo chú thích
Ghi nội dung chú thích
Và kết quả là :
Kết quả tạo chú thích trong Word

Mẫu bìa đẹp

https://mega.co.nz/#!tIF3lQzb!glR1cgd-67p2r0PRDV7bJTJ93sWwLy8-aBpib42j5Fw

Mẫu bìa đẹp

https://mega.co.nz/#!tIF3lQzb!glR1cgd-67p2r0PRDV7bJTJ93sWwLy8-aBpib42j5Fw

Tạo trình chiếu PowerPoint từ văn bản Word

Tạo trình chiếu PowerPoint từ văn bản Word

 PowerPoint từ văn bản Word có sẵn mà không cần mất thời gian để nhập lại nội dung. Các bạn cùng tham khảo các bước thực hiện trong bài viết dưới đây nhé.
Bước 1: Các bạn mở Microsoft PowerPoint, trong tab Home các bạn nhấn chọn vào chữ New Slide.
New Slide
Bước 2: Trong Office Theme các bạn chọn Slides from Outline.
Slides from Outline
Bước 3: Xuất hiện cửa sổ Insert Outline, các bạn tìm đến văn bản Word các bạn muốn chèn vào Slide và nhấn Insert để chèn.
Insert
Bước 4: Tùy theo độ dài của văn bản Word mà quá trình chèn vào PowerPoint sẽ nhanh hay chậm. Sau khi xong nội dung của văn bản Word sẽ được chèn vào các Slide trong PowerPoint trừ hình ảnh. Các bạn cần chỉnh sửa lại các nội dung trong slide và chèn thêm hình ảnh giúp slide phù hợp hơn.
Slide
Với các bước trên các bạn đã tiết kiệm được nhiều thời gian tạo trình chiếu PowerPoint từ văn bản Word có sẵn. Chúc các bạn thành công!

Tạo trình chiếu PowerPoint từ văn bản Word

Tạo trình chiếu PowerPoint từ văn bản Word

 PowerPoint từ văn bản Word có sẵn mà không cần mất thời gian để nhập lại nội dung. Các bạn cùng tham khảo các bước thực hiện trong bài viết dưới đây nhé.
Bước 1: Các bạn mở Microsoft PowerPoint, trong tab Home các bạn nhấn chọn vào chữ New Slide.
New Slide
Bước 2: Trong Office Theme các bạn chọn Slides from Outline.
Slides from Outline
Bước 3: Xuất hiện cửa sổ Insert Outline, các bạn tìm đến văn bản Word các bạn muốn chèn vào Slide và nhấn Insert để chèn.
Insert
Bước 4: Tùy theo độ dài của văn bản Word mà quá trình chèn vào PowerPoint sẽ nhanh hay chậm. Sau khi xong nội dung của văn bản Word sẽ được chèn vào các Slide trong PowerPoint trừ hình ảnh. Các bạn cần chỉnh sửa lại các nội dung trong slide và chèn thêm hình ảnh giúp slide phù hợp hơn.
Slide
Với các bước trên các bạn đã tiết kiệm được nhiều thời gian tạo trình chiếu PowerPoint từ văn bản Word có sẵn. Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn chèn flash vào PowerPoint 2013

Chèn file Flash vào PowerPoint giúp bài thuyết trình sinh động và hiệu quả hơn. Các bạn có thể cài phần mềm hỗ trợ nhưng như vậy sẽ rất phức tạp với những bạn ít tiếp xúc với việc tải và cài đặt phần mềm.
Tuy nhiên, không cần cài đặt bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào các bạn cũng có thể chèn file Flash vào PowerPoint với những bước dưới đây.
Bước 1: Tạo một thư mục (folder) để chứa file Flash và file PowerPoint.
file PowerPoint
Bước 2: Mở file PowerPoint.
Mở file PowerPoint
Bước 3: Chọn Developer, trong Control các bạn chọn biểu tượng More Control.
More Control
Bước 4: Trong More Control chọn Shockwave Flash Object và chọn OK.
Shockwave Flash Object
Con trỏ chuột sẽ cho các bạn vẽ một hình chữ nhật trên Slide sao cho phù hợp với kích thước flash của mình.
Chèn Flash vào PowerPoint
Bước 5: Các bạn chọn chuột phải vào hình chữ nhật và chọn Properties.
Properties
Trong Properties các bạn điền đường dẫn file Flash vào Movie, nhưng do file Flash các bạn để chung thư mục với file PowerPoint nên các bạn không cần điền đường dẫn đầy đủ đến file Flash mà chỉ cần điền tên file Flash vào mục Movie. Ví dụ nui-lua-01.swf.
Movie
Vậy là các bạn đã chèn file Flash vào PowerPoint của mình. Trên đây là cách chèn file Flash vào hầu hết cách phiên bản Office từ 2003 đến phiên bản mới nhất Office 2013 mà không cần sự hỗ trợ của phần mềm.

Hướng dẫn chèn flash vào PowerPoint 2013

Chèn file Flash vào PowerPoint giúp bài thuyết trình sinh động và hiệu quả hơn. Các bạn có thể cài phần mềm hỗ trợ nhưng như vậy sẽ rất phức tạp với những bạn ít tiếp xúc với việc tải và cài đặt phần mềm.
Tuy nhiên, không cần cài đặt bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào các bạn cũng có thể chèn file Flash vào PowerPoint với những bước dưới đây.
Bước 1: Tạo một thư mục (folder) để chứa file Flash và file PowerPoint.
file PowerPoint
Bước 2: Mở file PowerPoint.
Mở file PowerPoint
Bước 3: Chọn Developer, trong Control các bạn chọn biểu tượng More Control.
More Control
Bước 4: Trong More Control chọn Shockwave Flash Object và chọn OK.
Shockwave Flash Object
Con trỏ chuột sẽ cho các bạn vẽ một hình chữ nhật trên Slide sao cho phù hợp với kích thước flash của mình.
Chèn Flash vào PowerPoint
Bước 5: Các bạn chọn chuột phải vào hình chữ nhật và chọn Properties.
Properties
Trong Properties các bạn điền đường dẫn file Flash vào Movie, nhưng do file Flash các bạn để chung thư mục với file PowerPoint nên các bạn không cần điền đường dẫn đầy đủ đến file Flash mà chỉ cần điền tên file Flash vào mục Movie. Ví dụ nui-lua-01.swf.
Movie
Vậy là các bạn đã chèn file Flash vào PowerPoint của mình. Trên đây là cách chèn file Flash vào hầu hết cách phiên bản Office từ 2003 đến phiên bản mới nhất Office 2013 mà không cần sự hỗ trợ của phần mềm.